Đào Tạo Thanh Nhạc

Thanh nhạc là gì? Học thanh nhạc bao lâu?

GIỚI THIỆU

       Thanh nhạc gì? Đó là bộ môn nghệ thuật dùng giọng hát con người để truyền tải những cung bậc cảm xúc qua những tác phẩm âm nhạc.

       Thanh nhạc cũng đồng thời là cái gốc của những bộ môn nghệ thuật khác: trước khi tiếp cận bất kỳ một môn học nghệ thuật nào, cũng cần phải chú ý đến bộ môn Thanh nhạc. Đó cũng chính là mối liên kết giữa nền tảng giọng hát con người – một loại “nhạc cụ đặc biệt” với các bộ môn Âm nhạc.

thanh-nhac-la-gi
Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc có thể được xem là hình thức âm nhạc cổ xưa nhất của con người?

       Hình thức Thanh nhạc gì? Có thể được xem là hình thức âm nhạc cổ xưa nhất của con người, bởi nó không đòi hỏi bất cứ một loại nhạc cụ nào khác ngoài giọng hát con người.

       Thanh nhạc được biểu diễn bởi một hay nhiều giọng người; có thể có hoặc không có nhạc đệm và lấy việc ca hát làm trung tâm. (Với loại Thanh nhạc không có phần nhạc đệm được gọi là “A cappella”).

       Việc tiếp cận với các cơ sở đào tạo về Thanh nhạc ngày nay không còn là vấn đề trở ngại đối với hầu hết mọi người bởi tính thông dụng và hiệu quả kỳ diệu mà bộ môn này mang lại cho cuộc sống; không phân biệt độ tuổi, công việc, tầng lớp hay vị trí…

        Tại những cơ sở đào tạo Thanh nhạc, ngoài việc được đào tạo về nghệ thuật ca hát, về cách sử dụng giọng người cho đẹp và hiệu quả (kỹ thuật), người học còn được nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến âm nhạc cho giọng người (vocal music).

thanh-nhac-la-gi
Thanh nhạc là gì?

       Đặc trưng cơ bản nhất của Thanh nhạc là ca từ, một tiểu phẩm Thanh nhạc có ca từ được gọi là ca khúc. Hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ đến ca khúc khi nói đến loại Thanh nhạc có ca từ. Bên cạnh ca khúc, có những thể loại Thanh nhạc có ca từ nhóm lớn như Opera, Oratorio, Cantata, Passion…

       Trong âm nhạc ca khúc là một sáng tác gồm phần để hát bằng giọng người (ca từ) và thường được “ đệm” bởi một vài loại nhạc cụ nhằm nâng giọng hát và tạo cảm hứng cho người trình diễn và người nghe (trừ trường hợp hát A cappenlla).

       Ca từ của ca khúc thường phải mang “tính nhạc” và “tính thi ca”.Ca khúc thường được biểu diễn bởi 01 ca sĩ (đơn ca – Solo); 02 ca sĩ (song ca – duet); 03 ca sĩ (tam ca – Trio) hoặc nhiều hơn nữa, được gội là tốp ca, hợp ca hay hợp xướng (tùy thuộc vào số lượng thành viên; có chỉ huy hay không và có lĩnh xướng hay không…)

       Ngoài ra, còn có một loại Thanh nhạc mà ca từ chỉ là những tiếng tượng thanh, được gọi là âm nhạc onomatopeia. Loại Thanh nhạc không có ca từ thường có mặt trong âm nhạc truyền thống của nhiều nước trên thế giới và có thể xem đây là loại khí nhạc được diễn tấu bởi một loại nhạc cụ đặc biệt: đó là giọng người.

       Trong Thanh nhạc kinh điển châu Âu, ở những bài tập xướng âm, người ta dung tên note nhạc (Đô – Rê – Mi – Fa…) để “hát” những ca khúc thay cho ca từ.

       Ngoài ra, có những bài tập luyện thanh theo nhiều phương pháp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở đào tạo danh tiếng.

       Trong đó người ta không dùng ca từ mà chỉ dùng giọng người để “mở âm” như: Huh, Ha,…và cũng có nhiều tác giả sáng tác những những tiểu phẩm thanh nhạc không có ca từ, đặt tên là vocalise (luyện thanh), vừa có thể dùng cho giọng người, vừa có thể dùng cho nhạc khí.

       Tác phẩm thanh nhạc không có ca từ nổi tiếng và phổ biến nhất là “Don’t Worry Be Happy”  – giải Grammy 1989 của Bobby Mc Ferrin.

       Và dù là thể loại nào, có hay không có ca từ thì trong Thanh nhạc nói riêng, âm nhạc nói chung, cần có sự kết hợp  hài hòa giữa cảm xúc và kỹ thuật. Kỹ thuật trong Thanh nhạc là gì? không phải là điều gì quá cao siêu và xa vời mà chính là những điều cơ bản nhất của người ca hát, đặc biệt là những người làm “nghề” ca hát.

       Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phần kỹ thuật sẽ phá hỏng phần cảm xúc và làm cho phần trình diễn trở nên khô cứng.  Do vậy, trong thanh nhạc, cần có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật và cảm xúc:

KỸ THUẬT LÀM NỀN TẢNG, CẢM XÚC ĐỂ THĂNG HOA

thanh-nhac-la-gi
Thanh nhạc là gì?

       Trung tâm đào tạo nghệ thuật COLORFUL MUSIC VIỆT NAM khẳng định đẳng cấp, thương hiệu và chất lượng đào tạo vượt trội của mình để góp phần vào sự thành công của từng Học viên.

       Qua đó, trang bị cho Học viên những kỹ năng Thanh nhạc cần thiết, cơ bản và bài bản nhất, tạo nền tảng và kết hợp với yếu tố cảm xúc để tỏa sáng trong niềm đam mê ca hát của mình.

       Với từng khóa đào tạo, Học viên được tiếp cận với một phương pháp dạy và học Âm nhạc, thanh nhạc hoàn toàn mới; linh hoạt trong từng mẫu luyện tập, thích ứng với từng học viên và nhanh chóng khắc phục một cách tối đa những nhược điểm; phát huy tối đa ưu điểm của từng Học viên.

thanh-nhac-la-gi
Thanh nhạc là gì?

       Đến với Colorful Music Việt Nam Học viên sẽ được “truyền lửa”; truyền cảm hứng và trang bị một nền tảng vững chắc nhất, bài bản nhất về chuyên môn; trong thời gian ngắn nhất và với một mức chi phí không thể hợp lý hơn !

       Nắm bắt được những ưu điểm nổi trội của giọng hát con người, hơn 15 năm qua, Colorful Music Việt Nam đã đi sâu vào nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực Thanh nhạc, với các bộ môn khác nhau, tùy thuộc vào nguyện vọng và nhu cầu thực tế của từng người, từ những cấp độ cơ bản nhất (để hát hò giao lưu) đến những lớp chuyên sâu nhất (để tiếp cận với những sân khấu ca nhạc lớn và tiến sâu trên con đường nghệ thuật), bao gồm:

1. Các khóa đào tạo về Thanh nhạc

2. Các khóa đào tạo Kỹ năng thực hành biểu diễn;

3. Các khóa đào tạo Karaoke thực hành;

4. Các khóa luyện thi (The voice, Idol; Tuyệt đỉnh tranh tài, The voice kid…)

thanh-nhac-la-gi
Thanh nhạc là gì?

       Việc phân chia lĩnh vực Thanh nhạc thành các bộ môn đào tạo khác nhau dựa trên cơ sở nền tảng là kỹ thuật Thanh nhạc tại Colorful Music Việt Nam nhằm mục đích tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với bộ môn này, tùy thuộc vào nhu cầu, mục tiêu của từng Học viên và với mong muốn “phổ cập” bộ môn Thanh nhạc, đưa Thanh nhạc vào mọi hoạt động và sinh hoạt thường ngày của con người, đồng thời góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc trong công chúng.

  • Học thanh nhạc để làm gì?

Vậy học thanh nhạc để làm gì? Chắc hẳn không ít người trong chúng ta đã từng thắc mắc đúng không?

Câu trả lời đó là học thanh nhạc để giọng hát có thể cải thiện được được một cách tốt nhất, truyền cảm nhất và khi hát âm thanh phát ra chính xác, hay và diễn đạt được lời của bài hát tốt hơn,…

Chính vì vậy, mục đích và tác dụng của việc học thanh nhạc đó chính là để có thể giúp cho mỗi người rèn luyện và cải thiện khả năng ca hát của chính mình và đặc biệt vẫn là giúp cho giọng hát của người học tròn trịa và hoàn hảo hơn, giúp bạn sẽ hát được nhiều bài hát hơn,…

Học thanh nhạc để làm gì?
  • Có phải chỉ có những người có năng khiếu, có chất giọng mới nên học thanh nhạc?

Có phải bạn đang nghĩ rằng chỉ những người có khiếu ca hát thì mới nên học thanh nhạc? Đó là một suy nghĩ vô cùng sai lầm nhé! Thực tế, việc học thanh nhạc việc đam mê, năng khiếu và chất giọng sẽ không đóng vai trò quá nhiều đến việc thành công, mà yếu tố quyết định đó là quá trình tập luyện và sự cố gắng.

Học thanh nhạc chính là học hát, và cơ bản nó gần giống với chương trình đào tạo trong trường học.

Tuy nhiên, việc học thanh nhạc sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều kiến thức bổ ích như việc lấy hơi, luyện thanh/giọng (theo gam), cách ngân giọng, cách rung giọng,… Có thể bạn không biết, hầu hết tất cả các ca sĩ trước khi thành danh đều phải bắt đầu từ các lớp thanh nhạc.

Dĩ nhiên, chúng ta cũng không thể bác bỏ được yếu tố năng khiếu hát hò, tuy nhiên thì việc bạn có sẽ dễ dàng hơn khi học so với những người không có năng khiếu. Còn về chất giọng, cũng như mình nói ở trên là việc học thanh nhạc là để phát triển chất giọng, giọng hát của ta và nếu bạn muốn trở thành ca sĩ, muốn đi theo con đường hát nghệ thuật thì tối thiểu nhất bạn phải học thanh nhạc, học bài bản.

  • Những điểm cần chú ý khi học thanh nhạc

Để có thể chinh phục được một dòng nhạc thì người nghệ sĩ cần phải xây dựng một bộ phận chuyên nghiệp nằm ngay trong cơ thể, và đó chính là bộ máy phát âm. Do đó, để có thể xây dựng phong cách riêng cho mình thì trong quá trình học bạn cần chú ý những yêu cầu dưới đây.

Những điểm cần chú ý khi học thanh nhạc
Những điểm cần chú ý khi học thanh nhạc
  • Bộ máy phát âm

Bộ máy phát âm bộ gồm những cái gì? Đó chính là 2 môi, lưỡi, lưỡi gà, và những âm thanh được tạo ra từ thanh quản. Cụ thể:

  • 2 dây thanh là cơ quan chủ yếu để phát ra âm thanh
  • Những xoang cộng minh giúp điều chỉnh âm lượng là các khoảng trống trong đầu,mũi, miệng, ngực
  • Các bộ phận về hô hấp để động lực phát thanh như phổi,khí quản,chi khí quản,lồng ngực
  • Các  bộ phận như môi, miệng, răng, lưỡi, cổ họng có nhiệm vụ nhã chữ trong nói và hát.
  • Hình thức phát âm:

Khi học thanh nhạc bạn cần khống chế được hơi thở, chủ động và có tính kỹ thuật cao để phát âm tròn trịa nhất. Vậy là thế nào để điều khiển âm thanh một cách tốt nhất? Thực tế thì để điều khiển âm thanh chúng ta cần dựa trên cơ sở hít thở có chiều sâu, sử dụng hoành cách mô để khống chế hơi thở ra gần như để nguyên trạng thái giữ hơi để tiết kiệm hơi thở cho giọng hát. Đồng thời lúc đó ngực không được căng thẳng nhưng vẫn phải có tính co dãn, đàn hồi để giọng hát được mềm mại hơn.

  • Hít thở trong ca hát:

Để có thể hát hay, người học cần phải biết vận dụng hơi thở một cách nhanh chóng, mềm mại, linh hoạt,… Chính vì vậy, khi hát bạn cần lấy hơi ta lấy thật nhanh sau đó đẩy hơi ra chậm. Đặc biệt hơn là trong khi hát bạn cần phải lấy hơi để giữ cho giọng hát liên tục và dẻo dai, trong sáng, không rè Sạn or quá khè, vỡ do ép hơi quá mạnh,… Để điều khiển hơi thở một cách tốt nhất bạn nên tránh mấy điểm sau:

Thứ nhất, khi lấy hơi vào trong, cần khống chế hơi, không buông lỏng các cơ bắp để xả hơi ra quá nhanh.

Thứ hai, không nên quá căng thẳng bởi khi căng thẳng sẽ làm cho hơi trong phổi bị ép chặt và khiến cho âm thanh phát ra không thoát, nhẹ nhàng, trong sáng,…

Thứ ba, không nên lấy hơi quá căng việc lấy hơi quá căng sẽ dẫn đến việc phản ứng mạnh của hoành cách mô khiến bạn khó có thể khống chế làm cho hơi ra rất nhanh.

Thứ tư, tránh lối hát có hơi thở phì phò, hơi ra cứng làm vỡ âm thanh, đây được gọi là tật “lộ hơi”. tật này rất khó sửa nên bạn cần đặc biệt chú ý.

Thứ năm, tuyệt đối không được tùy tiện. Cần lấy hơi đúng lúc, đúng nhịp. Để bài hát được hoàn thiện thì bạn nên ngắt nhịp lấy hơi vào cuối câu hát, câu hát dìa cần ngắt ra, lấy hơi ở từng ý của lời ca cho đủ nghĩa.

  • Công tác luyện thanh:

Công tác luyện thanh cũng là một điểm quan trọng cần chú ý. Để học tốt thanh nhạc chúng ta phải tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Cần tập hơi thở 15 giây với sự tập trung cao độ và tiếp theo cần cố gắng đạt được từ 20 giây đến 30 giây cho mỗi lần “xì”.

Bước 2: Thường xuyên luyện tập với những mẫu âm luyện thanh từ quãng đồng âm luyện thanh từ. Bắt đầu từ những quãng đồng âm nhỏ rồi cố gắng luyện thanh lên quãng đồng âm cao hơn. Cụ thể từ quãng 2-3-4-5-6-7-8 lên đến quãng 12-13 với các tốc độ từ chậm đến nhanh và tiết tấu từ dễ cho đến khó. Ở bước này, bạn cần luyện tập kéo dài 30’ cho mỗi lần tập.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên chắc hẳn cũng đã phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc thanh nhạc là gì, học thanh nhạc để làm gì rồi nhỉ! Việc tiếp xúc với âm nhạc bạn sẽ nhận được nhiều hơn là mất, do đó nếu có cơ hội để học thanh nhạc thì đừng bao giờ từ bỏ bạn nhé.

========================================

CÔNG TY TNHH COLORFUL MUSIC VIỆT NAM
ĐKKD SỐ : 0107399154 – SKHĐT TP HÀ NỘI
Hà Nội : 24 LÊ TRỌNG TẤN, PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, QUẬN THANH XUÂN, TP. HÀ NỘI
Đà Nẵng : 26 Đa Phước 2, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Hotline: 0967.688.782 – 0983.635.559 (Zalo)
Fanpage : Colorful Music Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *