hoc-thanh-nhac
Tin Tức

Thanh nhạc là gì

GIỚI THIỆU

<
Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng giọng hát con người để truyền tải những cung bậc cảm xúc qua những tác phẩm âm nhạc. Thanh nhạc cũng đồng thời là cái gốc của những bộ môn nghệ thuật khác.

Trước khi tiếp cận bất kỳ một môn học nghệ thuật nào, cũng cần phải chú ý đến bộ môn Thanh nhạc. Đó cũng chính là mối liên kết giữa nền tảng giọng hát con người với các bộ môn Âm nhạc. Giọng hát con người là một loại “nhạc cụ đặc biệt” .

Thanh nhạc có thể được xem là hình thức âm nhạc cổ xưa nhất của con người. Nó không đòi hỏi bất cứ một loại nhạc cụ nào khác ngoài giọng hát con người.

      Thanh nhạc được biểu diễn bởi một hay nhiều giọng người; có thể có hoặc không có nhạc đệm. Thanh nhạc lấy việc ca hát làm trung tâm. (Với loại Thanh nhạc không có phần nhạc đệm được gọi là “A cappella”).

 

Lớp học vui nhộn
Lớp học Thanh nhạc cho người mới bắt đầu

Việc tiếp cận với các cơ sở đào tạo về Thanh nhạc ngày nay có thể nói là khá dễ dàng. Do đó, tính thông dụng và hiệu quả kỳ diệu mà bộ môn này mang lại cho cuộc sống là rất lớn. Học Thanh nhạc không cần phân biệt độ tuổi, công việc, tầng lớp hay vị trí…

Tại những cơ sở đào tạo Thanh nhạc, ngoài việc được đào tạo về nghệ thuật ca hát, về cách sử dụng giọng người cho đẹp và hiệu quả (kỹ thuật), người học còn được nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến âm nhạc cho giọng người (vocal music).

Đặc trưng cơ bản

Đặc trưng cơ bản nhất của Thanh nhạc là ca từ. Một tiểu phẩm Thanh nhạc có ca từ được gọi là ca khúc. Hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ đến ca khúc khi nói đến loại Thanh nhạc có ca từ. Bên cạnh ca khúc, có những thể loại Thanh nhạc có ca từ nhóm lớn như Opera, Oratorio, Cantata, Passion…

Trong âm nhạc, ca khúc là một sáng tác gồm phần để hát bằng giọng người (ca từ). Ca khúc thường được “ đệm” bởi một vài loại nhạc cụ nhằm nâng giọng hát và tạo cảm hứng cho người trình diễn và người nghe (trừ trường hợp hát A cappenlla). Ca từ của ca khúc thường phải mang “tính nhạc” và “tính thi ca”.

Ca khúc thường được biểu diễn bởi 01 ca sĩ (đơn ca – Solo); 02 ca sĩ (song ca – duet); 03 ca sĩ (tam ca – Trio) hoặc nhiều hơn nữa, được gội là tốp ca, hợp ca hay hợp xướng (tùy thuộc vào số lượng thành viên; có chỉ huy hay không và có lĩnh xướng hay không…).

Ngoài ra, còn có một loại Thanh nhạc mà ca từ chỉ là những tiếng tượng thanh, được gọi là âm nhạc onomatopeia. Loại Thanh nhạc không có ca từ thường có mặt trong âm nhạc truyền thống của nhiều nước trên thế giới. Có thể xem đây là loại khí nhạc được diễn tấu bởi một loại nhạc cụ đặc biệt: giọng người.

Trong Thanh nhạc kinh điển châu Âu, ở những bài tập xướng âm, người ta dung tên note nhạc (Đô – Rê – Mi – Fa…) để “hát” những ca khúc thay cho ca từ.

Ngoài ra, có những bài tập luyện thanh theo nhiều phương pháp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở đào tạo danh tiếng. Trong đó người ta không dùng ca từ mà chỉ dùng giọng người để “mở âm”. Các âm thường được dùng như: Huh, Ha…

Và cũng có nhiều tác giả sáng tác những những tiểu phẩm thanh nhạc không có ca từ. Chúng được đặt tên là vocalise (luyện thanh). Những tiểu phẩm này vừa có thể dùng cho giọng người, vừa có thể dùng cho nhạc khí.

Tác phẩm Thanh nhạc không có ca từ nổi tiếng và phổ biến nhất là “Don’t Worry Be Happy” – giải Grammy 1989 của Bobby Mc Ferrin.

Và dù là thể loại nào, có hay không có ca từ thì trong Thanh nhạc cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và kỹ thuật.

Kỹ thuật trong Thanh nhạc không phải là điều gì quá cao siêu và xa vời. Đó chính là những điều cơ bản nhất của người ca hát. Đặc biệt là những người làm “nghề” ca hát.

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phần kỹ thuật sẽ phá hỏng phần cảm xúc. Khi đó, phần trình diễn trở nên khô cứng. Do vậy, trong Thanh nhạc, cần có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật và cảm xúc.

KỸ THUẬT LÀM NỀN TẢNG, CẢM XÚC ĐỂ THĂNG HOA

         Trên đây, Dayhat.vn – Học hát không khó đã chia sẻ cho các bạn những khái niệm về Thanh nhạc. Các vấn đề về dạy và học Thanh nhạc; dạy hát , học hát sẽ tiếp tục được đề cập ở các phần sau thông qua hệ thống 1001 Câu hỏi – đáp hữu ích về Thanh nhạc.

         Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những bài tập nào sẽ có lợi cho giọng hát. Mời các bạn tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo trong hệ thống 1001 Câu hỏi – đáp hữu ích về Thanh nhạc. Các bạn có thể vận dụng vào việc dạy và học Thanh nhạc, tự học Thanh nhạc; dạy hát , học hát một cách hiệu quả.

         Để có thêm các thông tin bổ ích khác về lĩnh vực Thanh nhạc, tự học Thanh nhạc, học hát, dạy hát hoặc tìm các khóa học Thanh nhạc, học hát phù hợp với mình, vui lòng liên hệ

Hotline: 0904525577/0967688782/0945663333                            Tel:(04)66807098

Hoặc theo dõi các bài viết của Trung tâm đào tạo Âm nhạc chất lượng cao COLORFUL MUSIC VIỆT NAM, qua hệ thống Website:
www.dayhat.vn
www.thanhnhac.com.vn
www.dayhat.net;
www.thanhnhac.net;
www.luyenthanhnhac.com
www.daotaothanhnhac.net

Chúc các bạn luyện tập thành công!

 

 

========================================

COLORFUL MUSIC VIỆT NAM – CHỈ CẦN BẠN ĐAM MÊ, CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN TỎA SÁNG!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THANH NHẠC COLORFUL MUSIC VIỆT NAM
CƠ SỞ 01: 24 LÊ TRỌNG TẤN, PHƯỜNG KHƯƠNG MAI, QUẬN THANH XUÂN, TP. HÀ NỘI
TẠI ĐÀ NẴNG: 26 ĐA PHƯỚC 2, NGŨ HÀNH SƠN, TP. ĐÀ NẴNG.
Tel: 0246 6807 098

Hotline: 0925 586 686 – 0967 688 782(Zalo)

Website: https://dayhat.vn / https://Smartpiano.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/HanoiThanhnhac

Youtube: https://www.youtube.com/user/kinhhocvien/

Email: dangky@dayhat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *